Tin được xem nhiều
Thanh Hóa: Sẽ triển khai kỹ thuật khó về nhịp học điều trị bệnh tim mạch Ứng dụng hóa mô miễn dịch trong giải phẫu bệnh - Tế bào tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa Thông báo: Bảng tổng họp kết quả xét tuyển người làm việc theo cơ chế tự chủ năm 2017-2018 chức danh Bác sĩ, Dược sĩ, Kế toán Lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kế hoạch tuyển dụngTin tức mới
Lịch trực cấp cứu 115 tháng từ 16/02/2019 đến ngày 03/3/2019 Lịch công tác tuần từ ngày 18/02/2019 đến ngày 22/02/2019 Lịch công tác tuần từ ngày 11/02/2019 đến ngày 15/02/2019 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thăm và tặng quà Tết cho bệnh nhân Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc tết Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh HoáSức khỏe bệnh nhân Nguyệt đã ổn định sau 2 tuần điều trị.
Bệnh nhân là bà Vũ Thị Nguyệt, sinh năm 1953 ở Mậu Lâm (Như Thanh), vào viện ngày thứ 2 của bệnh với triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn, có lúc tỉnh nhưng ngại tiếp xúc, sợ ánh sáng. Qua thăm khám không bị liệt, không đau đầu nhiều, có hội chứng não rất rõ (bao gồm gáy cứng, nôn, gấp chân dương tính), chụp cắt lớp vi tính sọ não phát hiện chảy máu màng não. Các bác sĩ nghĩ đến nguyên nhân chảy máu màng não có thể do vỡ phình mạch não, chụp mạch não 128 lát cắt đã phát hiện túi phình mạch não ở động mạch thông trước.
Với tính chất nguy hiểm của bệnh, dưới sự giúp đỡ của giáo sư Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các bác sĩ Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiến hành can thiệp đặt coil nút đầy túi phình để tránh túi phình vỡ. Sau một giờ can thiệp, túi phình đã được lấp đầy bằng dụng cụ vòng xoắn kim loại và chuyển về Khoa Thần kinh điều trị chống những biến cố thứ phát do lượng máu còn lại trong não chưa tan hết. Sau hơn 2 tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhân tương đối ổn định, không để lại di chứng về thần kinh khu trú và được ra viện chiều nay 25-1.
Anh Lê Văn Long, con trai bệnh nhân cho biết, khi đang ngồi nói chuyện với các chị mẹ tôi bỗng nhiên kêu chóng mặt, đau đầu và dần lịm đi, gia đình tôi đã đưa mẹ lên bệnh viện huyện và chuyển lên bệnh viện Đa khoa tỉnh, ở đây, các bác sĩ đã cứu sống mẹ tôi trong gang tấc, tôi vô cùng cảm động.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hoành Sâm, Trưởng khoa Thần kinh, phình mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm với diễn biến âm thầm, tồn tại không triệu chứng trong thời gian dài và dễ nhầm với các bệnh khác. Bệnh xảy ra rất đột ngột, đau đầu đột ngột dữ dội, buồn nôn và nôn, nặng thì có thể rối loạn ý thức, hôn mê; khi phình mạch bị vỡ có thể vỡ một hoặc nhiều lần, lần sau thường nặng hơn lần trước, tỷ lệ tử vong rất cao, thậm chí đột tử ngay. Khi một người xuất hiện đột ngột các triệu chứng như đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn, rối loạn ý thức thì đó là những dấu hiệu gợi ý của một đột quỵ não do chảy máu. Những trường hợp này nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất có các chuyên khoa Thần kinh, Cấp cứu, Hồi sức và Can thiệp mạch não để kịp thời chẩn đoán và xử trí can thiệp. Hiện nay chưa có biện pháp nào có thể ngăn chặn việc hình thành và phát triển của phình mạch não, biện pháp hữu hiệu duy nhất là phát hiện phình mạch và can thiệp loại trừ phình mạch trước khi nó vỡ gây ảnh hưởng đến tính mạnh và sức khỏe của bản thân. Phình mạch não có thể được phát hiện thông qua chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc chọc dò tủy sống thắt lưng.
Tô Hà (Baothanhhoa.vn)
Bình luận của bạn