Tin được xem nhiều
Phác đồ chẩn đoán, điều trị và dự phòng sốc phản vệ Siêu âm tuyến giáp ( The thyroid gland) Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ sữa lá nhỏ Ứng dụng hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh ung thư biểu mô tuyến vú tại khoa GPB - Tế bào BVĐK tỉnh Thanh HóaTin tức mới
Khám sức khoẻ định kỳ cho gần 200 cán bộ, nhân viên Cảng hàng không Thọ Xuân Lịch công tác tuần từ ngày 29/5/2023 đến ngày 02/6/2023 Nơi chắp cánh ước mơ và gieo mầm hy vọng cho bệnh nhân nhi Thông báo v/v mời chào giá vật tư y tế tiêu hao Thông báo v/v mời chào giá vật tư y tế tiêu hao
Bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thăm khám cho bệnh nhân.
Tìm hiểu thực tế tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, chúng tôi được biết, từ đầu năm đến hết tháng 5, bệnh viện đã khám và điều trị cho 53 bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng. Bệnh viện cũng luôn sẵn sàng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bác sĩ Trịnh Văn Lực, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Da liễu Bệnh viện Nhi cho biết: Thông thường, dịch tay chân miệng rộ lên vào 2 đợt, khoảng tháng 3, tháng 4 và tháng 10 hằng năm, khi thời tiết có nhiều thay đổi bệnh nhân nhi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có tay chân miệng. Để chủ động công tác khám chữa bệnh, bệnh viện đã chủ động bố trí nhân lực chuyên môn để tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu khi có dịch bệnh xảy ra... Đồng thời, tổ chức tập huấn cho y bác sĩ, nhân viên về phát hiện sớm và chẩn đoán, điều trị các bệnh dịch nguy hiểm (trong đó có dịch bệnh tay chân miệng) theo đúng phác đồ của Bộ Y tế; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, thảo luận chuyên đề về các bệnh truyền nhiễm cho các y bác sĩ, nhân viên đảm bảo cơ số thuốc, dịch truyền, trang thiết bị điều trị... sẵn sàng đáp ứng kịp thời công tác cấp cứu tại bệnh viện cũng như hỗ trợ tuyến dưới khi có dịch bệnh xảy ra.
Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, người dân cần chú trọng các biện pháp vệ sinh, như: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh... Ngoài ra, cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn đồ chơi và các vật dụng, hạn chế cho trẻ ngậm mút đồ chơi, các vật dụng. Khi phát hiện ca bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần hạn chế tiếp xúc, đồng thời đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất.
Bình luận của bạn