Th.sĩ,B.sĩ: Lê Ngọc Thành
I-Tổng Quan:
Sán lá gan được xem là nguyên nhân gây ra bệnh sán lá gan ở các loài động vật ăn cỏ tại Châu Á và Châu Phi. Tại một số quốc gia, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên đến 80-100%.
Sán lá gan là một ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Có hai loại sán lá gan: sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ.
– Fasciola hepatica (F.hepatica) và Fasciola gigantica (F.gigantica) là nguyên nhân gây bệnh sán lá gan lớn. Loài sán này có mặt ở Việt Nam và hơn 61 quốc gia trên thế giới, chủ yếu ở những vùng có chăn thả gia súc. Đây là loại sán có kích thước lớn nhất trong họ sán lá, chiều dài từ 2-3cm, chiều rộng khoảng 1cm.
II. Vòng đời và đường lây nhiễm bệnh sán lá gan lớn.
Ăn gỏi cá, rau sống làm cho dạng nang ấutrùng (metacercaria) xâm nhập vào dạ dày ruột, rồi tự lột lớp vỏ, xuyên qua màng ruột, theo máu vào gan, phát triển trong tế bào gan, rồi sau đó định hình ở ống mật
Hình thể, vòng đời và đường lây nhiễm của sán lá gan lớn (Fasciola Hepatica)
Nếu vật chủ thích hợp, chúng có thể tồn tại ở người từ 9 – 13,5 năm. Ấu trùng xuyên qua thành ruột non và xuyên qua phúc mạc xâm nhập bao gan rồi di chuyển dần đến ống gan lớn.
III. Triệu chứng lâm sàng: Bệnh sán lá gan chia làm 2 giai đoạn
1. Giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan
– Khi người ăn sống rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán, ấu trùng sán vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. Đây cũng chính là giai đoạn kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch mạnh nhất.
– Kháng thể xuất hiện trong máu 2 tuần sau khi sán xâm nhập, sự tồn tại kháng thể trong máu là cơ sở của các phản ứng miễn dịch giúp cho chẩn đoán bệnh. Các kháng thể trong giai đoạn này chủ yếu là IgG.
– SLGL ký sinh chủ yếu ở mô gan, nhưng trong giai đoạn xâm nhập sán có thể đi chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, đôi khi có trong bao khớp.
– Các triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng, sốt cơn, sút cân, nổi mề đay, ho, khó thở, đau ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn và buồn nôn. Có khi đau khắp bụng nhưng thường khu trú ở vùng hạ sườn phải.
2. Giai đoạn xâm nhập vào đường mật
Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát hiện và điều trị.
– Tại đường mật: sán gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát, có thể gây ung thư biểu mô đường mật.
– Viêm tụy cấp.
– Là yếu tố gây bội nhiễm.
– Có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
IV. Xét nghiệm cận lâm sàng:
– Khi thấy có các triệu chứng đã nêu ở trên, người bệnh cần đi xét nghiệm và chẩn đoán sán lá gan lớn.
– Các xét nghiệm bệnh sán lá gan lớn thường không tốn kém ,thời gian xét nghiệm cũng nhanh (24h) nên có thể thực hiện sớm, tránh để xảy ra trường hợp nhầm lẫn với các bệnh lý về gan mật khác, đặc biệt ung thư gan.
– Phương pháp xét nghiệm chủ yếu là phản ứng miễn dịch, xét nghiệm công thức máu (tăng bạch cầu ái toan). Ngoài ra, có thể sử dụng một số chẩn đoán hỗ trợ như X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ…
– Xét nghiệm cận lâm sàng ghi nhận kết quả test Elisa với sán lá gan dương tính (+), tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng trên 8% (có thể lên tới 80%).
– Siêu âm gan hoặc chụp CT scan cho thấy có tổn thương dạng sán lá gan lớn tại gan.
– Xét nghiệm dịch tá tràng hoặc phân cũng có thể tìm thấy trứng sán lá gan lớn.
– Chụp đường mật một ca bệnh nhiễm sán lá gan lớn
– Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị nhiễm sán lá gan lớn khá dễ dàng.
V. Điều trị
1. Điều trị đặc hiệu
Thuốc được lựa chọn để điều trị đặc hiệu SLGL là Triclabendazole 250mg
– Liều lượng: 10 mg/kg cân nặng. Liều duy nhất. Uống với nước đun sôi để nguội. Uống sau khi ăn no.
– Chống chỉ định: người đang bị bệnh cấp tính khác; phụ nữ có thai; phụ nữ đang cho con bú; người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc một trong các thành phần của thuốc; người đang vận hành máy móc, tàu xe; người bệnh trong giai đoạn cấp của các bệnh mạn tính về gan, thận, tim mạch. . .
2. Điều trị hỗ trợ
– Sử dụng kháng sinh nếu có bội nhiễm. .
– Với các trường hợp có ổ áp xe gan kích thước lớn trên 6 cm mà điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn không có hiệu quả, có thể phối hợp với chọc hút ổ áp xe.
3. Theo dõi và đánh giá kết quả
– Thời gian theo dõi: người bệnh được theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh ít nhất 03 ngày kể từ ngày uống thuốc; khám lại sau 3 tháng, 6 tháng điều trị.
– Các chỉ số đánh giá sau 3, 6 tháng điều trị:
· Lâm sàng: các triệu chứng lâm sàng giảm hoặc hết.
· Số lượng bạch cầu ái toan trở về bình thường hoặc giảm
· Siêu âm gan: kích thước ổ tổn thương gan giảm.
· Xét nghiệm phân hoặc dịch mật không còn trứng SLGI~
– Các triệu chứng trên không giảm:
· Cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác. Nếu xác định là SLGL, cần điều trị bằrlg Triclabendazole lần thứ 2 với liều 20mg/kg cân nặng, chia 2 lần uống cách nhau 12 đến 24 giờ.
· Chú ý: kháng thể có thể tồn tại lâu dài sau điều trị.
Phòng chống bệnh sán lá gan lớn
Nhiễm SLGL liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
– Truyền thông, giáo dục sức khoẻ:
· Không ăn sống các loại rau nọc dưới nước;
· Không uống nước lã;
· Người nghi ngờ nhiễm SLGL phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
– Chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh SLGL tại vùng lưu hành bệnh.
VI-KẾT LUẬN:
Sán lá gan lớn là bệnh nguy hiểm, cần dự phòng tốt (không ăn rau sống, cá gỏi), cần quan tâm thích đáng việc cung ứng thuốc đặc hiệu Triclabendazon