BsCKII. Lưu Ngọc Hùng, Ths. Phạm Gia Thành, Ths. Lê Thanh Hoài (Khoa Cấp cứu)
Ung thư thực quản chiếm khoảng 2% trong các loại ung thư và nằm trong tốp 10 loại ung thư hàng đầu ở Việt Nam, chiếm 15% trong các loại ung thư đường tiêu hóa. Tần suất mắc bệnh thay đổi tùy theo vùng địa dư, có thể do yếu tố môi trường và dinh dưỡng.
Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới và thường xảy ra ở người lớn tuổi. Phẫu thuật cắt thực quản là phương pháp điều trị triệt để ung thư thực quản khi u còn khu trú. Phẫu thuật cắt thực quản có thể được thực hiện bằng mổ mở hoặc mổ nội soi qua đường ngực – bụng hoặc qua lỗ khe hoành. Phương pháp mở ngực hoặc nội soi ngực có ưu điểm là có thể nạo vét hạnh triệt để nhưng biến chứng về phổi còn hay gặp. Phẫu thuật cắt thực quản qua lổ khe hoành không vét được hạch ở trung thất, nhưng ít biến chứng về phổi và thời gian phục hồi sau mổ nhanh hơn. Tuy nhiên, đây là một phương pháp phẫu tích mù thực quản nên dễ xảy ra tai biến trong quá trình phẫu tích. Theo y văn, chỉ định phương pháp phẫu thuật trong ung thư thực quản 1/3 giữa và 1/3 dưới còn nhiều quan điểm khác nhau. Mỗi phương pháp điều có ưu điểm và nhược điểm phụ thuộc vào vị trí, giai đoạn khối u, tình trạng chung của bệnh nhân, điều kiện cơ sở phẫu thuật cũng như kinh nghiệm phẫu thuật viên.
Sau đây là hình ảnh cắt thực quản theo phương pháp Orringer
Phân tích thực quản đường bụng
Cắt thực quản đưa xuống bụng
Cắt thực quản
Tái tạo thực quản bằng dạ dày
Đường mổ ở cổ
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa từ tháng 11/2016 đến nay chúng tôi đã phẫu thuật thành công cho 5 bệnh nhân ung thư thực quản ( 2 bệnh nhân vị trí u ở 1/3 giữa và 3 bệnh nhân u ở 1/3 dưới). Chúng tôi đã áp dụng phương pháp Orringer cho 2 bệnh nhân và phương pháp cắt TQ 3 thì có nội soi thì ngực cho 3 bệnh nhân. Cả 5 bệnh nhân đều thay thế TQ bằng DD theo phương pháp Akiyama.