Dị dạng thông động – tĩnh mạch não được chẩn đoán trên máy chụp MSCT 128 lát cắt tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa

 

BsCKI. Đinh Văn Hạnh

1.Khái niệm về dị dạng thông động – tĩnh mạch:


Bình thường các động mạch nối thông với các tĩnh mạch thông qua một hệ thống các mao mạch. Máu động mạch đi nuôi cơ thể giầu ô xy, máu tĩnh mạch về nghèo ô xy và dị dạng thông động tĩnh mạch mạch máu khi nối thông giữa các động mạch và tĩnh mạch là đám rối các mạch máu bất thường gây nên rối loạn quy trình trên.


Dị dạng động tĩnh mạch máu là bệnh lý bẩm sinh không di truyền, một số có thể xuất hiện sau khi sinh còn có thể hình thành trong quá trình phát triển của đời sống cá thể, có nhiều vị trí có thể gây bất thường nối thông động tĩnh mạch trong đó dị dạng động tĩnh mạch não là bệnh lý nguy hiểm nhất, hệ thống này không cấp máu cho nhu mô não mà có nguy cơ vỡ gây đột quỵ chảy máu não có thể gặp dị dạng thông động – tĩnh mạch ở tủy sống.


2.Các triệu chứng của bệnh dị dạng thông động – tĩnh mạch não:


Là bệnh lý bẩm sinh được hình thành trong một thời gian dài có thể không có triệu chứng đến khi có triệu chứng cũng không thực sự điển hình đôi khi phát hiện bệnh là tình cờ. Các triệu chứng thường gặp như sau:

–         Đau đầu kéo dài

–         Động kinh

–         Đột quỵ chảy máu não, màng não


2.1 Khi khối dị dạng chưa vỡ:


– Chủ yếu biểu hiện bằng triệu chứng đau đầu kéo dài điều trị nội khoa không đỡ hoặc có đỡ nhưng không ổn định, có thể biểu hiện các trạng thái tâm thần, rối loạn vận động, yếu chân hoặc tay, rối loạn ý thức, động kinh…hoặc có thể không có triệu chứng mà được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ, sau tai nạn.

– Khối xuất hiện lâu ngày to lên có thể gây thiếu máu khu vực lân cận gây triệu chứng giống đột quỵ yếu chân tay, khó nói…


2.2 Khi khối dị dạng vỡ:


Biểu hiện bằng đột quỵ não gây chảy máu não, màng não, não thất. Triệu chứng diễn ra bất ngờ đau đầu dữ dội, nôn, ngã, rối loạn ý thức, liệt hoặc yếu chi thể, hôn mê


Các khối dị dạng động tĩnh mạch não đều có nguy cơ vỡ cao hay thấp tùy vào vị trí khối dị dạng, kích thước, trạng thái tâm lý và các bệnh lý kết hợp như bệnh cao huyết áp.


3.Chẩn đoán dị dạng động tĩnh – mạch não:


Trước đây chưa có các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại bệnh lý này thường không được chẩn đoán chính xác mà chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình hoặc không điển hình, không có hình ảnh chứng minh


Ngày nay nếu nghi ngờ bệnh dị dạng động – tĩnh mạch não, bệnh nhân cần được chụp

–         Cộng hưởng từ (MRI) có từ lực trên 1.5 Tesla

–         Cắt lớp vi tính (MSCT) từ 64 lát cắt chụp sọ não và mạch máu não có tiêm thuốc cản quang.

–         Chụp mạch não số hóa xóa nền (DSA) để đánh giá chi tiết hình thái cấu trúc dị dạng mạch máu não đồng thời có thể điều trị can thiệp. 


4. Điều trị:


Ngày nay có các phương pháp phẫu thuật, can thiệp nội mạch, xạ trị có thể điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp.


4.1Phẫu thuật. Khi khối dị dạng đã vỡ hoặc chưa nhưng ở vị trí dễ dàng tiếp cận thì áp dụng phẫu thuật.


4.2 Nút mạch can thiệp. Là phương pháp dùng ống đi theo đường nội mạch từ động mạch đùi vào đến khối dị dạng gây tắc mạch bằng dung dịch dạng keo làm tắc ổ dị dạng và lan vào các khoang ổ dị dạng gây tắc các nhánh bệnh lý. Các khối dị dạng to có thể được nút trước khi can thiệp phẫu thuật.


4.3 Xạ trị. Tia xạ tập trung gây phá hủy và xơ hóa các mạch máu khối dị dạng thường áp dụng cho các khối dị dạng nhỏ, không có mạch nuôi vào khối hoặc nằm sâu trong nhu mô não.


 

Hình ảnh của bệnh nhân có dị dạng thông động tĩnh mạch não được chụp trên máy MSCT 128 lát cắt tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hóa

 

 

 

Ảnh tái tạo VRT của bệnh nhân 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên hệ nhanh