Rậm lông: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Rậm lông là một tình trạng tăng trưởng lông theo kiểu nam không mong muốn, việc trang bị những kiến thức cần thiết sẽ giúp có biện pháp phòng ngừa, cũng như có phương hướng xử trí kịp thời.

1. Tổng quan bệnh rậm lông

Rậm lông là một tình trạng tăng trưởng lông theo kiểu nam không mong muốn. Vị trí sẽ bị ảnh hưởng hơn cả là lông trên các vùng cơ thể mà nam giới thường mọc lông như mặt, ngực và lưng. Tình trạng rậm lông có thể xảy ra ở nam giới cũng như ở nữ giới.

Số lượng lông trên cơ thể phần lớn được quyết định bởi đặc điểm di truyền. Một loạt các đặc điểm như phân bố lông, độ dày và màu sắc là do sự khác biệt về di truyền.

Tuy nhiên, rậm lông là một tình trạng bệnh học có thể phát sinh từ các hormone nam dư thừa được gọi là androgen, chủ yếu là testosterone. Nó cũng có thể là liên quan đến tính gia đình.

Sự kết hợp của các biện pháp tự chăm sóc và cung cấp điều trị cho nhiều phụ nữ mắc chứng rậm lông.

Chứng rậm lông liên quan tới hàm lượng “nội tiết tố sinh dục nam” bên trong cơ thể.

2. Nguyên nhân bệnh rậm lông

Ở tuổi dậy thì, buồng trứng của một bé gái bắt đầu sản xuất hỗn hợp hormone giới tính nữ và nam, khiến lông mọc ở nách và vùng mu. Đặc biệt, tình trạng rậm lông khi mang thai là điều khá thường gặp. Rậm lông có thể xảy ra nếu hỗn hợp trở nên mất cân bằng với tỷ lệ hormone giới tính nam (androgen) quá cao.

Rậm lông có thể bị gây ra bởi:

• Hội chứng buồng trứng đa nang: nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh rậm lông là do mất cân bằng hormone giới tính có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, béo phì, vô sinh và đôi khi xuất hiện nhiều u nang trên buồng trứng.

• Hội chứng Cushing: điều này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nồng độ hormone cortisol cao. Nó có thể phát triển từ tuyến thượng thận tạo ra quá nhiều cortisol hoặc từ việc dùng các loại thuốc như prednison trong một thời gian dài.

• Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh: tình trạng di truyền này được đặc trưng bởi sự sản xuất bất thường của các hormon steroid, bao gồm cortisol và androgen, bởi tuyến thượng thận.

• Khối u: một khối u tiết androgen trong buồng trứng hoặc tuyến thượng thận tiết ra androgen có thể gây ra bệnh rậm lông.

• Thuốc: một số loại thuốc có thể gây ra rậm lông. Chúng bao gồm danazol, được sử dụng để điều trị phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung; corticosteroid toàn thân và fluoxetine (Prozac) cho trầm cảm.

Đôi khi, rậm lông có thể xảy ra mà không có nguyên nhân xác định. Điều này xảy ra thường xuyên hơn ở một số vùng nhất định, chẳng hạn như ở phụ nữ ở Địa Trung Hải, Trung Đông và Nam Á

Ở tuổi dậy thì, buồng trứng của một bé gái bắt đầu sản xuất hỗn hợp hormone giới tính nữ và nam, khiến lông mọc ở nách và vùng mu.

3. Triệu chứng bệnh rậm lông

Rậm lông là lông trên cơ thể trở nên cứng và tối màu, xuất hiện trên cơ thể ở những nơi phụ nữ không thường có lông – chủ yếu là mặt, ngực và lưng. Sự mọc lông quá mức có thể khác nhau tùy thuộc vào sắc tộc và văn hóa.

Khi nồng độ androgen quá cao gây ra rậm lông, các dấu hiệu khác có thể phát triển theo thời gian bao gồm:

• Giọng nói trầm.

• Hói đầu.

• Mụn trứng cá.

• Giảm kích thước vú.

Tăng khối lượng cơ bắp.

• Tăng kích thước âm vật

4. Đối tượng nguy cơ bệnh rậm lông

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển bệnh rậm lông, bao gồm:

• Tiền sử gia đình: một số yếu tố gây ra rậm lông, bao gồm tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và hội chứng buồng trứng đa nang, liên quan đến tính gia đình.

• Sắc tộc: phụ nữ ở Địa Trung Hải, Trung Đông và Nam Á có nhiều khả năng phát triển bệnh rậm lông mà chưa thể xác định nguyên nhân rõ ràng hơn so với những phụ nữ khác.

• Béo phì: béo phì làm tăng sản xuất androgen, có thể làm trầm trọng thêm bệnh rậm lông.

5. Bệnh rậm lông có lây nhiễm không?

. Bệnh rậm lông không lây nhiễm.

6. Phòng ngừa bệnh rậm lông

Rậm lông thường không thể phòng tránh được. Nhưng việc giảm cân nếu thừa cân có thể giúp giảm tình trạng rậm lông, đặc biệt nếu mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

7. Các biện pháp chẩn đoán bệnh rậm lông

Các xét nghiệm đo lường hormon nhất định trong máu, bao gồm testosterone hoặc các hormon giống như testosterone khác, có thể giúp xác định xem nồng độ androgen tăng cao có gây ra bệnh rậm lông hay không. Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm hoặc chụp CT để kiểm tra buồng trứng và tuyến thượng thận để tìm khối u hoặc u nang.

8. Các biện pháp điều trị bệnh rậm lông

Điều trị bệnh rậm lông thường bao gồm sự kết hợp của điều trị rối loạn cơ bản (nếu có), phương pháp tự chăm sóc, liệu pháp triệt lông và thuốc.

Việc điều trị chứng rậm lông chỉ có cải thiện vì chưa xác định tận gốc nguyên nhân. Với các biện pháp giảm cân đối với những người béo phì, dùng thuốc ngừa thai phối hợp có tác dụng ngăn cản sự tiết androgen từ buồng trứng và tuyến thượng thận, làm giảm chứng rậm lông và cải thiện kinh nguyệt giúp kinh nguyệt đều đặn. Metformin có hiệu quả giảm insulin, giảm mỡ trong máu và giảm cường androgen.

Các loại thuốc dùng để trị rậm lông thường mất thời gian tới sáu tháng, liên quan đến vòng đời trung bình của nang lông, trước khi thấy được sự khác biệt đáng kể trong quá trình mọc lông

Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Ngọc Cảnh
Phó trưởng khoa Xương khớp nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa “Được thẩm định bởi Hội đồng chuyên gia của Báo Sức khỏe và Đời sống”
Liên hệ nhanh