Thuốc điều trị bệnh rậm lông

Các loại thuốc dùng để trị rậm lông thường mất thời gian tới sáu tháng, liên quan đến vòng đời trung bình của nang lông, trước khi thấy được sự khác biệt đáng kể trong quá trình mọc lông.

1.Các thuốc điều trị bệnh rậm lông

Về tổng thể, thuốc điều trị rậm lông được chia thành 3 loại sau:

  • Thuốc tránh thai đường uống
  • Thuốc kháng androgen
  • Kem bôi: Eflornithine

2. Tác dụng của thuốc trị bệnh rậm lông

  • Thuốc tránh thai đường uống: thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai nội tiết tố khác, có chứa estrogen và progestin, điều trị chứng rậm lông do sản xuất quá mức androgen. Thuốc tránh thai đường uống là một phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh rậm lông ở phụ nữ không muốn mang thai. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và đau dạ dày.
  • Thuốc kháng androgen: những loại thuốc này ngăn chặn androgen gắn vào các thụ thể của chúng trong cơ thể. Đôi khi những thuốc này được kê đơn sau sáu tháng dùng thuốc tránh thai nếu thuốc tránh thai uống không đủ hiệu quả. Thuốc kháng androgen được sử dụng phổ biến nhất để điều trị bệnh rậm lông là spironolactone (Aldactone). Bởi vì những loại thuốc này có thể gây dị tật bẩm sinh, điều quan trọng là sử dụng biện pháp tránh thai trong khi dùng chúng.
  • Kem bôi: Eflornithine (Vaniqa) là một loại kem theo toa dành riêng cho lông trên vùng mặt quá mức ở phụ nữ. Nó được sử dụng trực tiếp cho những vùng bị ảnh hưởng trên khuôn mặt và giúp làm chậm quá trình mọc lông mới, nhưng không loại bỏ được lông hiện có. Nó có thể được sử dụng với liệu pháp laser để tăng cường đáp ứng.

3. Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh rậm lông

3.1. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai đường uống

  • Chảy máu bất thường: Chảy máu bất thường là một tình trạng phổ biến khi sử dụng thuốc, có thể nguyên nhân là do lớp niêm mạc tử cung mỏng đi, hoặc do có sự thay đổi nồng độ các hormone trong cơ thể.

Ngay cả khi chảy máu bất thường, thuốc vẫn có tác dụng nếu được sử dụng đúng cách và đủ liều. Theo khuyến cáo, nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn nếu gặp tình trạng chảy máu bất thường từ 5 ngày trở lên, hoặc chảy máu nhiều từ 3 ngày trở lên.

Thuốc điều trị bệnh rậm lông- Ảnh 1.

Thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai nội tiết tố khác, có chứa estrogen và progestin, điều trị chứng rậm lông do sản xuất quá mức androgen.

  • Buồn nôn: Một số người sẽ cảm thấy hơi buồn nôn khi uống thuốc lần đầu, nhưng triệu chứng này thường giảm dần. Nếu có cảm giác buồn nôn, chị em có thể uống thuốc khi ăn hoặc uống trước khi đi ngủ. Trong trường hợp cơn buồn nôn nặng hoặc kéo dài hơn 3 tháng, chị em nên đi khám để được tư vấn.
  • Căng cứng ngực: Một tác dụng phụ khác là tăng kích thước ngực hoặc căng cứng ngực, thường triệu chứng sẽ biến mất sau vài tuần. Giảm ăn hay uống cafein và muối, đổi loại áo lót có thể làm giảm cảm giác khó chịu vùng ngực. Cần chú ý và đi khám nếu xuất hiện bướu vùng ngực, hoặc căng cứng, đặc biệt là đau hoặc đau nhiều vùng ngực.
  • Đau đầu, đau nửa đầu: Trong một số trường hợp, do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, nữ giới có thể tăng nguy cơ mắc chứng đau đầu và đau nửa đầu. Liều thuốc càng thấp, nguy cơ đau đầu càng giảm. Thông thường, các triệu chứng sẽ cải thiện dần, ngược lại, chị em nên đi khám.
  • Tăng cân: Dù chưa có nghiên cứu lâm sàng nào chỉ ra được mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc tránh thai và cân nặng, nhưng chị em có thể sẽ gặp tình trạng giữa nước trong cơ thể, đặc biệt ở xung quanh vùng ngực và hông. Một vài loại hormone có trong thuốc tránh thai, có mối liên hệ với tình trạng giảm trọng lượng cơ nạc trong cơ thể.
  • Thay đổi tâm trạng: Các nghiên cứu cho rằng thuốc uống tránh thai có khả năng tác động đến tâm trạng, tăng nguy cơ trầm cảm, thay đổi tâm trạng của người sử dụng. Vì lý do này, phụ nữ nên liên hệ với chuyên gia y tế nếu nhận thấy bản thân gặp tình trạng tâm trạng thất thường khi uống thuốc tránh thai.
  • Mất kinh: Ngay cả khi sử dụng thuốc đúng cách, nữ giới vẫn có thể có một vài chu kỳ bị mất kinh, phụ thuộc vào các yếu tố như áp lực, đau ốm, di chuyển, bất thường nội tiết tố hoặc bất thường tuyến giáp. Để yên tâm, chị em có thể liên lạc với chuyên gia y tế, kiểm tra xem mình có thai hay không trước khi tiếp tục sử dụng thuốc.
  • Giảm ham muốn tình dục: Các hormone chứa trong viên uống tránh thai đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến ham muốn tình dục. Nên thảo luận với chuyên gia y tế nếu gặp tình trạng giảm ham muốn tình dục kéo dài.

Ngược lại, ở một vài trường hợp, viên uống tránh thai lại làm tăng ham muốn, do củng cố sự an tâm vì phòng tránh được mang thai ngoài ý muốn, giảm các triệu chứng đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.

  • Khí hư âm đạo: Uống thuốc tránh thai có thể làm tăng hoặc giảm tiết khí hư âm đạo. Tuy không nguy hại, nhưng sự biến màu hoặc khí hư có mùi có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm.
  • Thị lực thay đổi: Khi uống thuốc tránh thai, nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, kéo theo là sự thay đổi trong độ dày giác mạc. Dù không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, nhưng cần theo dõi thị lực cũng như khả năng chịu đựng khi đeo kính áp tròng, bởi kính áp tròng có thể sẽ không còn phù hợp.

3.2. Tác dụng phụ của thuốc kháng androgen

  • Thường gặp: Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và đảo ngược quá trình sinh tinh, tăng cân hoặc giảm cân, trầm cảm, bồn chồn thoáng qua, độc tính với gan, khó thở, vú to, mệt mỏi, cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi.
Thuốc điều trị bệnh rậm lông- Ảnh 2.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

  • Ít gặp: Ban đỏ.
  • Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn cảm, khối u gan lành tính và ác tính.

3.3. Tác dụng phụ của kem bôi Eflornithine

  • Rất thường gặp: Mụn trứng cá.
  • Thường gặp: Viêm nang lông dạng rôm sảy, rụng tóc, da châm chích, bỏng rát, da khô, ngứa, ban đỏ, da ngứa ran, da bị kích ứng, phát ban, viêm nang lông.
  • Hiếm gặp: Bệnh trứng cá đỏ, viêm da tiết bã nhờn, ung thư da, phát ban dát sần, u nang da, phát ban mụn nước, rối loạn da, rậm lông, căng da.

4. Chống chỉ định

4.1. Thuốc tránh thai đường uống

  • Rậm lông: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

  • Nhiều trẻ bỗng rậm lông, phù mặt vì dùng thuốc corticoid liên tục

* Chống chỉ định tuyệt đối

– Dưới 6 tuần sau sinh.

– Người hút thuốc trên 35 tuổi (> 15 điếu thuốc mỗi ngày).

– Tăng huyết áp (tâm thu> 160mmhg hoặc tâm trương> 100mmhg).

– Hiện tại của lịch sử trong quá khứ của huyết khối tĩnh mạch (vte).

– Bệnh tim thiếu máu cục bộ.

– Tiền sử tai biến mạch máu não.

– Bệnh van tim phức tạp (tăng áp động mạch phổi, rung nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp).

– Đau nửa đầu với các triệu chứng thần kinh khu trú.

– Ung thư vú (hiện tại).

– Bệnh tiểu đường với bệnh võng mạc/bệnh thận/bệnh thần kinh.

– Xơ gan nặng.

– Khối u gan (u tuyến hoặc u gan).

Chống chỉ định tương đối

– Người hút thuốc trên 35 tuổi

– Tăng huyết áp (tâm thu 140 – 159mmhg hoặc tâm trương 90 – 99mmhg).

– Đau nửa đầu trên 35 tuổi.

– Bệnh túi mật hiện đang có triệu chứng.

– Xơ gan nhẹ.

– Tiền sử ứ mật liên quan đến thuốc tránh thai kết hợp.

Người sử dụng thuốc có thể cản trở chuyển hóa thuốc tránh thai.

4.2. Thuốc kháng androgen

Testosterone chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú.
  • Nam giới bị ung thư biểu mô (carcinoma) vú hay ung thư tuyến tiền liệt.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi (có thể dùng cho trẻ nam trên 12 tuổi để phát triển cơ quan sinh dục nam, làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục).
  • Nam giới mắc một số rối loạn tâm thần, đặc biệt là hung hãn.
  • Ung thư gan nguyên phát.
  • Tình trạng hạ calci huyết.
  • Bệnh thận hư.
  • Mẫn cảm với thuốc hoặc với các thành phần khác của thuốc.
  • Tiền sử hoặc hiện tại có khối u ở gan.

5. Những lưu ý khi dùng thuốc

5.1. Thuốc tránh thai đường uống

  • Mặc dù không quy định giờ uống thuốc tối ưu cho bất cứ loại thuốc nào. Tuy nhiên, nên uống vào một thời điểm cố định trong ngày để tránh quên thuốc. Tốt nhất, nên uống thuốc vào buổi sáng, để trong trường hợp quên thuốc thì có thể uống bù một viên vào buổi chiều hoặc tối cùng ngày. Thuốc có thể uống cùng hoặc xa bữa ăn và cần nuốt nguyên viên, có thể sử dụng đồ uống phù hợp.
  • Nếu bệnh nhân muốn thay đổi giờ uống thuốc, nên bắt đầu thay đổi khi uống một vỉ thuốc mới (luôn thay đổi theo hướng tiến thời gian lên) với khoảng thời gian trì hoãn không vượt quá 12 giờ.
  • Khi đi du lịch ở nước ngoài và có chênh lệch múi giờ, nên tiếp tục uống thuốc theo múi giờ của nước mình. Trong trường hợp không thể thực hiện được có thể thay đổi giờ uống thuốc, nên uống sớm hơn bình thường và không được uống muộn quá 12 giờ.
  • Nếu bạn đang điều trị bệnh lý khác hoặc đang sử dụng một số thuốc khác thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc tránh thai, vì một số nhóm thuốc dưới đây khi dùng chung với thuốc tránh thai sẽ gây tương tác thuốc, thay đổi hiệu lực của thuốc tránh thai: Thuốc chống lao (rifampicin), thuốc chống động kinh (hydantoin, phenobarbital, carbamazepin), kháng sinh penicillin, tetracyclin và các dẫn xuất, than hoạt và các chất hấp phụ khác, các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, vitamin C, cimetidin, promethazin, các sulfamid kháng khuẩn, các loại hormon tuyến giáp, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc nhuận tràng.

5.2. Thuốc kháng androgen

Mặc dù hiếm gặp, một số loại thuốc kháng androgen có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm các vấn đề về điện giải, bệnh gan hoặc số lượng bạch cầu thấp, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh cần tái khám và xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo cơ thể đang đáp ứng với thuốc.

5.3. Kem bôi Eflornithine

  • Thuốc Eflornithine chỉ khuyến cáo dùng trên da, không để sản phẩm thuốc dính vào mắt, mũi và miệng. Nếu không cẩn thận để thuốc dính vào những khu vực này thì rửa ngay với nước sạch nhiều lần, nếu có những triệu chứng kích ứng thì liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có biện pháp xử trí kịp thời.
Thuốc điều trị bệnh rậm lông- Ảnh 3.

Eflornithine được dùng để hạn chế sự mọc lông trên mặt cũng như vùng dưới cằm của phụ nữ.

6. Tai biến y khoa liên quan đến thuốc

6.1. Nếu dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ làm cho hệ tim mạch bị quá tải, bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Những phụ nữ đang hoặc đã từng bị mắc chứng tắc nghẽn mạch máu như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc nghẽn mạch máu não, viêm động mạch vành.

6.2. Thuốc kháng androgen

Các thuốc trong nhóm này như spironolactone giúp ngăn chặn hoạt động của nội tiết tố nam hoặc nội tiết tố androgen, như testosterone. Tuy nhiên, do thuốc này có thể gây quái thai nên cần có biện pháp tránh thai hiệu quả. Thuốc kháng androgen cũng có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Mặc dù hiếm gặp, một số loại thuốc kháng androgen có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm các vấn đề về điện giải, bệnh gan hoặc số lượng bạch cầu thấp, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh cần tái khám và xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo cơ thể đang đáp ứng với thuốc.

6.3. Kem bôi Eflornithine

Một số tác dụng phụ thường gặp khi bôi Eflornithine là bỏng da, châm chích, ngứa rát, đỏ da…, những dấu hiệu này sẽ tự động mất đi sau khoảng thời gian đầu dùng thuốc, tuy nhiên nếu tình trạng này vẫn còn kéo dài hoặc nặng nề hơn thì báo ngay cho bác sĩ.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn khi dùng Eflornithine mà người bệnh cần chú ý đó là mụn trứng cá, viêm nang lông…có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tình trạng phản ứng dị ứng với Eflornithine rất ít khi xảy ra nhưng lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện sớm. Một số dấu hiệu gợi ý một tình trạng phản ứng dị ứng diễn ra đó là phát ban, ngứa và sưng một số bộ phận như lưỡi, họng, mặt, khó thở, chóng mặt…, lúc này nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Nguồn: Ths.Bs Trịnh Ngọc Cảnh – Phó trưởng khoa Xương khớp nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa “Được thẩm định bởi Hội đồng chuyên gia của Báo Sức khỏe và Đời sống”

Liên hệ nhanh