Bài tập cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho rằng nên coi tập thể dục là một phần trong phác đồ điều trị bệnh teo dây thần kinh thị giác, song song với việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý.

1. Cách tập không gây hại cho bệnh nhân teo dây thần kinh thị giác

Hoạt động thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, hoạt động xã hội và sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên để đạt được lợi ích và không phản tác dụng chúng ta cần phải tuân thủ các nguyên tắc và các phương pháp theo hướng dẫn.

2. Đang ốm có nên tập không?

  • Nhanh chóng hồi phục luôn là mục tiêu mà chúng ta hướng đến khi chẳng may bị ốm, nhưng không dễ để nắm rõ khi nào nên tập luyện lại với cường độ như trước, hay bản thân cần thêm vài ngày nghỉ ngơi.
  • Rất nhiều chuyên gia sử dụng nguyên tắc “từ cổ trở lên”, khi tư vấn cho người bệnh về thời điểm thích hợp tập luyện lại. Theo nguyên tắc này, nếu bạn chỉ gặp phải các triệu chứng từ cổ trở lên như nghẹt mũi, hắt hơi hoặc đau tai, thường thì bạn có thể tiếp tục tập luyện.
  • Mặt khác, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng từ cổ trở xuống, như buồn nôn, đau cơ, sốt, tiêu chảy, sa trực tràng, ho có đờm hoặc khó thở, bạn nên ngừng tập cho đến khi khỏe lại.
  • Đối với bệnh nhân bị teo dây thần kinh thị giác vẫn có thể áp dụng các bài tập ngay cả khi đang ốm.

Triệu chứng bệnh gây suy giảm thị lực rõ rệt, nhìn mờ.

3. Thời điểm tập tốt trong ngày đối với người bệnh teo dây thần kinh thị giác

Đối với xã hội hiện đại, thời điểm thích hợp còn phụ thuộc vào công việc từng người. Do đó, ngoài buổi sáng sớm, bạn có thể thực hiện bài tập vào cuối buổi chiều sau khi hết thời gian làm việc trong ngày. Tuy nhiên, thời điểm tập tốt nhất vào mỗi buổi sáng khi thức dậy.

4. Những bài tập tốt cho người bị teo dây thần kinh thị giác

  • Người bệnh nằm ngửa, lấy ngư tế nhỏ của bàn tay trái làm động tác cuộn day ở trước trán, trên cung lông mày và quanh hai huyệt thái dương chừng 2 phút, phép này cũng có thể tiến hành cùng lúc cả 2 tay; dùng cạnh quay của bụng ngón tay cái, cạnh trụ bụng ngón tay giữa ấn huyệt toản trúc, ngư yêu cùng phía của người bệnh, đồng thời day 4 huyệt đối nhau chừng 1 phút.Ngoài điều trị, tập luyện, sử dụng kính đeo cải thiện thị lực cho bệnh nhân bị teo dây thần kinh thị giác.
  • Dùng ngón trỏ, ngón cái thực hiện véo, kéo theo thứ tự của huyệt toản trúc – ngư yêu – ty trúc không ở phía trên hốc mắt, làm 8 lần. Sau đó cũng dùng ngón cái và ngón trỏ thực hiện động tác chùi, miết trên hốc mắt 8 lần. Hai phép kể trên có thể tiến hành xen kẽ.Hoặc dùng đầu ngón tay ấn điểm huyệt cầu hậu chừng 1 phút. Sau đó dùng ngón giữa hai bàn tay day ấn huyệt ế minh, phong trì mỗi huyệt 1 phút. Lực day ấn ở các huyệt kể trên lấy cảm giác buốt căng ở người bệnh làm chuẩn.
  • Chú ý: Các phương pháp trên thường hỗ trợ tốt. Tuy nhiên nếu vì lý do chấn thương hay viêm nhiễm thần kinh thị giác cần khám sớm ở chuyên khoa mắt để được hướng dẫn điều trị cụ thể.Giải thích thủ thuật
    • Phép chùi (xoa miết): Dùng bụng ngón tay cái hoặc ngón tay nào đó đặt ở nơi vùng thực hiện chữa bệnh, dùng sức của bụng ngón tay di động sang trái, sang phải hoặc đi lại gọi là phép chùi.
    • Phép day: Lấy ngón tay hoặc gốc bàn tay đặt cố định ở nơi thực hịên chữa bệnh, tiến hành phương pháp day động về phía trước, về sau hoặc theo vòng tròn từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong gọi là phép day.
    • Xoa: Dùng bàn tay xoa đi xoa lại nhẹ nhàng trên bề mặt cơ thể.
    • Vị trí huyệt cần tác động
      • Toản trúc: Giữa chỗ lõm đầu lông mày.
      • Ngư yêu: Chính giữa lông mày.
      • Ty trúc không: Giữa hố lõm chỗ đuôi lông mày.
      • Cầu hậu: Chỗ giao giới 1/4 ngoài và 3/4 trong bờ dưới hốc mắt, khe bờ hốc mắt và cầu mắt.
      • Thái dương: Giữa đuôi lông mày và khóe mắt ngoài lùi về phía sau chừng 1 thốn, giữa chỗ lõm.
      • Ế minh: Ở phía trước và dưới mỏm chũm, ngay mé dưới dái tai, chỗ phía sau hố lõm 1 thốn.
      • Phong trì: Ở chỗ lõm giữa cơ ức – đòn – chũm và phần trên cơ thang. Nói cách khác, ở giữa chỗ lõm thẳng phía dưới ụ chẩm và xương chũm.

      Chú ý: Ấn – xoa đối với các bệnh ở vùng mắt không chỉ là một phương pháp trị liệu hiệu quả, mà nó còn là một trong các phương pháp dự phòng tốt đối với các bệnh nhãn khoa. Ưu điểm là không đau, không để lại dấu vết, không có tác dụng phụ.

      Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Trí – Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

     

Liên hệ nhanh