Trong dòng chảy chung của sự phát triển về y tế toàn cầu, cùng với nhu cầu ngày càng cao của người bệnh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế trong toàn Bệnh viện, thực hiện tốt quy trình kỹ thuật chuyên môn, cải tiến chất lượng chăm sóc nhằm đảm bảo mục tiêu cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn cho người bệnh.
Căn cứ Thông tư 07/2011/TT-BYT về “Hướng dẫn công tác chăm sóc điều dưỡng”; Căn cứ Thông tư 19/2013/TT-BYT về “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện”; Căn cứ Thông tư số 22/2013/TT-BYT về “Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cán bộ y tế”; Căn cứ tình hình nhân lực và công tác đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn của Điều dưỡng, Kỹ thuật viên trong bệnh viện hiện nay. Được sự nhất trí của lãnh đạo Bệnh viện, Ngày 17 – 19/10/2017, Phòng điều dưỡng phối hợp Chi hội điều dưỡng Bệnh viện tổ chức đào tạo “Tiêm truyền tĩnh mạch trị liệu” cho Điều dưỡng, Kỹ thuật viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Về dự khai giảng khóa học có Đ/C Lê Văn Sỹ Bí thư Đảng ủy Giám đốc Bệnh viện, đại diện các phòng chức năng, giảng viên và 106 học viên lớp học.
Lớp học gồm 106 học viên là các Điều dưỡng, KTV của các Khoa, Phòng, Trung tâm trong Bệnh viện. Giảng viên khóa học là Phòng Điều dưỡng và các Điều dưỡng trưởng các khoa trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh hóa đã có kinh nghiệm trong đào tạo và qua lớp đào tạo giảng viên cấp quốc gia về Tiêm truyền tĩnh mạch trị liệu.
Truyền dịch trị liệu vốn là một thủ thuật quen thuộc người Điều dưỡng. Tuy nhiên khi tham gia khóa học này, học viên có cơ hội học tập và thực hành quy trình truyền dịch, tiêm tĩnh mạch, bằng quy trình cơ bản, bằng máy truyền dịch, bơm tiêm điện của công ty BBRAUN và trang thiết bị vật tư tiêu hao hiện đại của BBRAUN.
Để hoàn thành khóa học các học viên phải tham dự 1.5 ngày học lý thuyết với 05 bài lý thuyết ;
1. Cơ sở khoa học, pháp lý và đạo đức TMTL
2. Mục đích, nguyên tắc, chỉ định, chống chỉ định trong
3. TMTL Quy trình kỹ thuật TMTL
4. Tai biến, biến chứng và cách xử trí
5. Thực hành kỹ thuật trị liệu
Học viên phải qua ba lần thi kiểm tra với phần thi kiểm tra đầu vào khóa học và thi kiểm tra đầu ra khóa học, 1 ngày thực hành tại các khoa có số máy bơm tiêm điện và truyền dịch số lượng nhiều và nửa ngày thi thực hành theo hình thức chia theo 05 tổ về 05 khoa ( Nội A, HSTC, Cấp cứu, Tiêu hóa, Hô hấp) là 05 quy trình được học. Với chương trình học đầy đủ và nghiêm túc trải qua 03 ngày đào tạo, các học viên của khóa đào tạo đã thu được nhiều kiến thức mới và bổ ích liên quan đến liệu pháp tiêm truyền tĩnh mạch trị liệu.
Khóa đào tạo đã cung cấp các kiến thức, cơ sở pháp lý về tiêm truyền tĩnh mạch trị liệu, quy trình kỹ thuật, tai biến, cách xử trí trong tĩnh mạch trị liệu, sự cố y khoa, các nguyên nhân và giải pháp để hạn chế sai sót chuyên môn và sự cố y khoa không mong muốn tới mức thấp nhất có thể trong tiêm truyền tĩnh mạch trị liệu bảo đảm các dịch vụ tiêm truyền tĩnh mạch trị liệu cho Bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được an toàn mang lại sự hài lòng cho Bệnh nhân khi đến khám, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Kết thúc khóa học các học viên đã đạt kết quả rất cao với số tỷ lệ 94,9% HV đạt loại giỏi; 5,1% HV đạt loại khá; Được cấp giấy chứng nhận khóa đào tạo Tĩnh Mạch Trị Liệu do Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp.