Tăng viện phí: Nặng gánh cho người không có bảo hiểm y tế

Từ 1/1/2017, viện phí của người không có bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ tăng khoảng 30% và đến 1/7/2017 sẽ tăng 50% so với hiện nay. Có không ít dịch vụ tăng gấp 2, 3 lần – ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết.Người không có BHYT sẽ chịu mức viện phí tăng từ 30-50% Theo Dự thảo Thông tư điều chỉnh viện phí đối với người không có thẻ BHYT vừa được Bộ Y tế xây dựng, từ 1/1/2017, viện phí của người không có BHYT sẽ tăng khoảng 30% (bao gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù) và đến 1/7/2017 sẽ tăng 50% (bao gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương). Như vậy, sẽ có không ít dịch vụ tăng gấp 2, 3 lần. Mức giá này giống như giá của nhóm có BHYT, tuy nhiên, người bệnh không có BHYT sẽ phải thanh toán 100%. Đây là chi phí khổng lồ, nếu như các ca bệnh đắt tiền, chi phí lên đến vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng.Theo ông Nguyễn Nam Liên, từ tháng 3 đến nay, viện phí đã có 2 lần điều chỉnh đối với nhóm người có thẻ BHYT. Cụ thể, ngày 1/3, viện phí của người có BHYT tăng khoảng 30% do tính thêm các chi phí phụ cấp ngày trực, phụ cấp thủ thuật. Để tránh tác động lớn đến xã hội, hiện nay mới có 16 tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT trên 85% tính theo mức giá viện phí mới này. Theo lộ trình, từ nay đến hết năm 2016, các tỉnh còn lại sẽ điều chỉnh viện phí theo giá mới.Hiện người chưa có thẻ BHYT vẫn chịu viện phí theo giá cũ chưa điều chỉnh. Tuy nhiên, điều này tạo ra sự mất bình đẳng giữa người có và không có BHYT. Việc điều chỉnh viện phí ở nhóm không có BHYT cũng tạo động lực khuyến khích người dân tham gia BHYT” – ông Liên nhấn mạnh.Ông Nguyễn Nam Liên cũng cho biết,  thông tư này chỉ quy định mức giá tối đa, Bộ Y tế sẽ ban hành giá cụ thể đối với các bệnh viện thuộc trung ương quản lý. Những bệnh viện thuộc địa phương quản lý sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.Với khoảng 20% người dân chưa tham gia BHYT, để đảm bảo quyền lợi cho người cận nghèo, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương chuyển phần ngân sách đang cấp tiền lương cho các bệnh viện hiện nay để hỗ trợ 30% còn lại cho người cận nghèo tham gia BHYT, nâng mức hỗ trợ người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình để họ tham gia BHYT (hiện nay đang hỗ trợ tối thiểu 30%).Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã đề nghị các tỉnh phải bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn cho Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh người nghèo của tỉnh, chỉ đạo các bệnh viện sử dụng một phần chênh lệch thu chi để lập Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh, để hỗ trợ các trường hợp có khó khăn trong chi trả viện phí.

Mua BHYT để bảo vệ chính mình
Những lần trước, tuy viện phí tăng nhưng không gây ảnh hưởng nhiều bởi chỉ tăng ở những đối tượng có thẻ BHYT (đã được nhà nước hỗ trợ) còn những đối tượng không có BHYT vẫn được hưởng mức viện phí cũ. Tuy nhiên, thông tin tăng viện phí lần này đã khiến không ít người lo lắng bởi nó tác động trực tiếp đối tượng không có thể BHYT, những người sẽ phải tự chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh.

Viện phí tăng được kỳ vọng như động lực để khuyến khích người dân mua BHYTTại khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức), anh Nguyễn Thành Hưng (Lý Nhân, Hà Nam), đang cấp cứu vì bị tai nạn giao thông tỏ ra khá lo lắng khi nghe thông tin về viện phí tăng “Em chạy xe ôm, bị tai nạn nên phải vào đây. Không có BHYT nên lần này cũng mất kha khá cho cái chân què, vợ em đang về nhà lo tiền rồi. Những người như bọn em, vào viện một lần là có khi cả năm cày trả nợ. Sắp tới lại tăng viện phí nữa thì gay thật. Cả hai vợ chồng đều đi làm thuê, làm gì có BHYT, sau vụ này có khi bọn em cũng cố mua lấy cái BHYT cho yên tâm.Theo bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc bệnh viện Việt Đức, viện phí tăng giúp người bệnh được hưởng dịch vụ chất lượng hơn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 30%-40% bệnh nhân điều trị tại BV Việt Đức chưa có BHYT, trong khi các dịch vụ ở bệnh viện tuyến cuối như Việt Đức có giá rất cao. Nếu người dân không tham gia BHYT thì khi bị tai nạn, cấp cứu có chỉ định phẫu thuật và sử dụng kỹ thuật cao sẽ rất nặng gánh viện phí.Mặt khác, nhiều bệnh viện hiện đang tồn tại 3 hình thức viện phí gồm: Bảo hiểm y tế chi trả, khám chữa bệnh không có bảo hiểm y tế và khám theo yêu cầu. Do vậy, không chỉ có những bệnh nhân không có thẻ BHYT mà tại các bệnh viện tuyến trên, đa phần người dân chọn khám dịch vụ vì không muốn xếp hàng, đợi chờ. Tuy nhiên, sắp tới nhiều người có thể sẽ phải cân nhắc khi Bộ Y tế điều chỉnh tăng giá với người bệnh không có BHYT.“Tham gia BHYT là cách tốt nhất để bảo vệ chính mình nếu không may gặp rủi ro. Nhiều người vẫn nghĩ khám theo BHYT lâu hơn, nên ngại, dồn hết sang khám dịch vụ, theo yêu cầu. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Bạch Mai, từ rất lâu không phân biệt người bệnh có hay không có thẻ BHYT. Nếu tôi muốn giúp ai, thay vì cho tiền, tôi sẽ tặng cho người ta một cái thẻ BHYT.” – ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.

Liên hệ nhanh